Rượu Thuốc Rễ Gió

SKU:
Rễ gió là cây “thuốc cứu” của người Dao ở vùng núi đá Hữu Liên, Lạng Sơn. Người Dao luôn có rễ và luôn mang theo người khi đi xa, uống ngụm rượu ngâm hoặc ngậm đoạn rễ gió giúp tỉnh táo đỡ say xe, dùng phòng và trị khi bị trúng gió, đau bụng ngộ độc.

135.000

Thông tin bổ sung

[woosw]

Rễ gió còn gọi là thiên tiên đằng, tên khoa học Aristolochia contorta Bunge. Rừng núi đá Hữu Liên còn có 3 loại: củ gió trâu ( củ to), củ gió (củ nhỏ hơn, tên khoa học Tinsospora capillipes Gagnep) và Rễ gió. Người Dao nói Rễ gió là mạnh nhất. Rễ gió là cây leo dài, rễ màu nâu vàng. Các bà Mế thuốc nam ở Hữu Liên chủ yếu khai thác rễ làm thuốc. Phần thân dây leo bám khó thu hái thường bỏ lại, hoặc thu hái một phần dùng trong bài thuốc tắm để kị gió. Cây rễ gió quý hiếm, ít gặp. Cứ đi xuyên rừng hái thuốc cả ngày ai may sẽ gặp một hai cây, lại gom góp mang về phơi khô hay ngâm rượu phòng khi dùng đến.

QUY CÁCH

Chai thuỷ tinh 100ml

thành phần

Rễ gió ngâm rượu

– Thuốc cứu với những trường hợp cảm nặng, trúng gió đột ngột
– Giải cảm ốm do trúng gió độc, đau bụng đi ngoài do lạnh, ngộ độc thức ăn, ngộ độc rượu, đau nhức đầu buồn nôn do trúng gió
– Trị đau nhức xương khớp do nhiễm gió độc, cổ họng sưng đau, ho mất tiếng.

Người lớn uống liều khoảng 7-9ml (3-4 nắp lọ), trẻ em 2-3ml (1 nắp lọ), có thể pha loãng với rượu hoặc nước để uống.
– Cạo gió, đánh cảm, xoa bóp vùng bị đau nhức.
– Pha nước để ngâm tắm giải cảm. Trẻ nhỏ đi ngoài phân xanh-lỏng, pha loãng khoảng 10-15ml rượu rễ gió vào chậu nước nóng ấm để ngâm tắm.

LƯU Ý

Hạn chế sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Trẻ nhỏ có thể sử dụng nhưng khuyến nghị pha loãng với nước nóng/ẩm (tỉ lệ 1:10)

Không sử dụng nếu bạn có tiền sử mẫn cảm với thành phần thảo dược của sản phẩm hoặc nếu sản phẩm bị ẩm mốc hay khi đã mất hoàn toàn mùi thơm thảo dược.

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

HẠN SỬ DỤNG

18 tháng kể từ ngày sản xuất.

Share:

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG

Dầu Dừa Ép Lạnh

Dầu dừa ép lạnh giữ lại nhiều giá trị dinh dưỡng hơn, đặc biệt là các hợp chất phenolic, trong khi dầu dừa ép gia nhiệt nhằm tách chất xơ, nước và protein khỏi dầu, nó sẽ mất đi một số chất dinh dưỡng và có mùi hương gắt hơn….

Khám phá thêm